CHẾ ĐỘ ĂN KIỀM LÀ GÌ? CÁC DANH SÁCH THỰC PHẨM CÓ TÍNH AXIT VÀ TÍNH KIỀM
Danh sách thực phẩm có tính Axit và tính kiềm, bạn nên biết những thực phẩm mình sử dụng hàng ngày nó có tốt hay không và nó đang mang tính Axit hay tính kiềm để bổ sung hoặc loại bớt trong chính bữa ăn trong gia đình mình.
Thực phẩm có tính kiềm sẽ giúp chống lại các nguy cơ của axit và trào ngược axit, cải thiện và hỗ trợ điều trị bệnh. Hầu hết các bữa ăn truyền thống Ấn Độ và Nhật Bản thường giàu các thực phẩm này tạo ra một chế độ ăn uống cân bằng.
Thế Giới Điện Giải gửi đến quý khách danh sách thực phẩm có tính axit và tính kiềm sẽ giúp chúng ta phòng tránh bệnh tật và cơ thể khỏe mạnh.
1. Chế độ ăn kiềm là gì? Các khái niệm cần biết
Chế độ ăn kiềm là tên gọi chung của chế độ ăn có tính axit hoặc tính kiềm. Tiền đề của nó là chế độ ăn uống hỗ trợ thay đổi giá trị pH của cơ thể. Đưa cơ thể về trạng thái kiềm khỏe mạnh.
Quá trình trao đổi chất trong cơ thể được ví như “quá trình của lửa”: Khi mọi thứ bị đốt cháy, một dư lượng “tro” để lại.
Như vậy, các loại thực phẩm chuyển hóa dinh dưỡng, 1 phần dư lượng “tro” được gọi là chất thải trao đổi chất còn lại. Chất này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ axit hay kiềm của cơ thể.
Nói cách khác, nếu bạn ăn thực phẩm để lại tro axit, nó làm cho máu của bạn có tính axit hơn. Nếu bạn ăn thực phẩm để lại tro kiềm, nó làm cho máu của bạn có tính kiềm hơn.
- Theo giả thuyết chất thải axit, tro axit tạo ra làm cơ thể dễ bị bệnh,phát sinh bệnh tật hơn, trong khi tro kiềm được coi là bảo vệ.
- Bằng cách chọn nhiều thực phẩm có tính kiềm, bạn sẽ có thể “kiềm hóa” cơ thể và cải thiện sức khỏe của mình.
- Các thành phần thực phẩm để lại tro axit bao gồm protein, phốt phát và lưu huỳnh, trong khi các thành phần kiềm bao gồm canxi, natri, magiê và kali…
Điển hình, một số nhóm thực phẩm được coi là có tính axit hoặc tính kiềm như sau:
- Có tính axit: thịt, gia cầm, cá, sữa , trứng, ngũ cốc, rượu
- Kiềm: trái cây, các loại hạt, đậu và rau
2. Tại sao phân biệt thực phẩm axit & kiềm?
Các chuyên gia sử dụng thang đo pH để xác định thực phẩm có tính axit và tính kiềm, từ đó cung cấp kiến thức cho người dùng về việc lựa chọn sản phẩm tốt cho sức khỏe.
Các vật chất khác nhau có độ pH khác nhau, tương tự mỗi bộ phận cơ quan trong cơ thể chúng ta có một mức độ pH khác nhau, ví dụ pH trong máu đạt mức xấp xỉ 7.34 nên máu có tính kiềm nhẹ, nếu mức pH này giảm xuống tức là máu nhiễm axit sẽ vô cùng nguy hiểm gây ra hiện tượng suy giảm chức năng của rất nhiều cơ quan được máu nuôi sống. Mặt khác, trên da lại tồn tại một màng axit mỏng giúp bảo vệ da khỏi những tác nhân nguy hiểm từ môi trường, pH ở da khoảng 5.0 đến 5.5.
Điều quan trọng hơn hết là thực phẩm có tính axit và tính kiềm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ pH của cơ thể. Các chức năng trao đổi chất sẽ bị rối loạn nếu nạp vào cơ thể nhiều quá hay ít quá 2 đặc tính quan trọng trên.
Thức ăn hằng ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến độ pH trong môi trường nội môi cơ thể
Có thể bạn quan tâm:
- Nhận biết những dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị dư thừa axit
- Phân biệt tính axít và tính kiềm!!!
3. Các thực phẩm giàu tính kiềm tốt cho sức khỏe
Nếu bạn đã thưởng thức quá nhiều thịt đỏ, thực phẩm chế biến và đồ ăn vặt, đã đến lúc bạn cần danh sách các thực phẩm có tính kiềm trong chế độ ăn uống cân bằng.
Hơn 80% thực phẩm hằng ngày thường có tính axit, stress – căng thẳng cũng dẫn đến axit nên cơ thể luôn có xu hướng axit hóa… Do đó, việc bổ sung thực phẩm kiềm là rất cần thiết để cân bằng lại tình trạng này.
3.1. Thực phẩm giàu kiềm (có tính kiềm cao)
Chọn thực phẩm giàu tính kiềm để giúp cân bằng môi trường axit-kiềm trong cơ thể
Khi cơ thể dư thừa quá nhiều axit, do rượu bia, thuốc lá, thức ăn chế biến sẵn, dầu mỡ, đồ nướng, chiên, xào, v.v… Gây áp lực rất lớn cho hệ tiêu hóa và các cơ quan.
Thực phẩm kiềm cao giúp trung hòa lượng lớn axit như trên. Bao gồm danh sách các thực phẩm như:
- Rong biển và rau biển
Có hàm lượng khoáng chất gấp 10-12 lần so với cây lá trồng trên đất liền. Là nguồn thực phẩm giàu tính kiềm và mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho hệ thống cơ thể.
- Rau lá xanh
Hầu hết các loại rau lá xanh được cho là có tác dụng kiềm. Nó chứa khoáng chất cần thiết cho cơ thể thực hiện nhiều chức năng. Bao gồm các loại: rau bina, rau diếp, cải xoăn, cần tây, rau mùi tây, rau argula và rau xanh mù tạt…
- Súp lơ và bông cải xanh
Loại thực phẩm chứa một số chất phytochemical cần thiết cho cơ thể của bạn. Dùng nó với các loại rau khác như capsicum, đậu và đậu xanh để cải thiện sức khỏe…
- Nước uống ion kiềm
Một nguồn thực phẩm giàu kiềm – nước uống giàu kiềm cũng không kém tự nhiên so với rau xanh là nước ion kiềm (Alkaline I-onized Water). Đây là loại nước có tính kiềm đặc thù tự nhiên như rau xanh.
3.2. Thực phẩm có tính kiềm trung bình
Trong chế độ dinh dưỡng cần thường xuyên bổ sung thực phẩm có tính kiềm
Khi cơ thể rơi vào tình trạng dư thừa axit, cảm giác khó chịu trong dạ dày kéo dài, đấy là lúc chúng ta nên quan tâm đến lượng kiềm nạp vào cơ thể để cân bằng lại lượng axit dư thừa kể trên.
Thực phẩm mang tính kiềm trung bình độ pH sẽ rơi vào khoảng từ 7.5 đến 8.0, ngoài trung hòa axit còn kiềm hóa cơ thể, tức là hỗ trợ cơ chế tự cân bằng pH của cơ thể, cân bằng pH tại các cơ quan.
- Rau củ
Các loại rau củ như khoai lang, củ khoai môn, củ sen, củ cải và cà rốt là nguồn kiềm tuyệt vời.
- Trái cây họ cam, chanh, quýt…
Trái với niềm tin rằng trái cây họ cam quýt có tính axit cao và sẽ có tác dụng axit đối với cơ thể, thực ra chúng là nguồn thực phẩm kiềm tốt nhất.
Chanh, cam, quýt, bưởi… giàu Vitamin C giúp chống oxy hóa, giải độc và tăng cường hệ thống miền dịch. Ngoài ra, các thực phẩm này bao gồm tác dụng hỗ trợ cân bằng axit kiềm và tác dụng chống oxy hóa, tốt cho tim mạch.
- Trái cây theo mùa
Ngoài ra, còn có các loại trái cây theo mùa như kiwi, dứa, hồng, xuân đào, dưa hấu, bưởi, mơ và táo.
3.3. Thực phẩm có tính kiềm nhẹ
Top các thực phẩm có tính kiềm nhẹ
Ở mức ngang ngửa với pH trung tính, thực phẩm có tính kiềm nhẹ có pH trong khoảng từ 7.0 đến 7.5 vừa đủ để cơ thể khỏe mạnh, nên duy trì thói quen ăn uống bình thường là các thực phẩm này:
- Quả hạch
Bên cạnh cung cấp chất béo tốt cho cơ thể, chúng còn là thực phẩm kiềm tốt. Bao gồm hạt điều, hạt dẻ và hạnh nhân…
- Hành, tỏi và gừng
Trong số các thành phần quan trọng nhất trong nấu ăn Ấn Độ, hành tây, tỏi và gừng và các cây họ hành… là những chất tăng hương vị tuyệt vời. Đây cũng là những thực phẩm kiềm tốt cho sức khỏe, có tác dụng ngăn ngừa ung thư.
4. Nhóm thực phẩm có tính axit
Thông thường thức ăn giàu tính axit thường bao giờ cũng hấp dẫn hơn rất nhiều các thực phẩm giàu tính kiềm.Việc giữ cân bằng hai đặc tính axit-kiềm luôn là cuộc cuộc đấu tranh tư tưởng và khó thực hiện.
Không hẳn tất cả thực phẩm có tính axit đều xấu, dịch tiêu hóa ở dạ dày mang tính axit (pH 1.6 đến 2.4) sẽ giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa thức ăn. Do đó, một số thực phẩm có tính axit nhẹ sẽ giúp giảm bớt gánh nặng hơn cho hoạt động của dạ dày.
Có thể chia thực phẩm có tính axit ra làm ba loại:
4.1. Thực phẩm tính axit nhẹ
Thực phẩm có tính axit nhẹ cần được bổ sung trong thực đơn hằng ngày
Thực phẩm có tính axit nhẹ với độ pH trong khoảng từ 6.0 đến 7.0 sẽ hỗ trợ trực tiếp cho quá trình tiêu hóa. Trong trường hợp cơ thể có tính kiềm nhẹ cũng sẽ được cân bằng ổn định lại bằng lượng axit tự nhiên này.
Một số thực phẩm có tính axit nhẹ cũng cần cho cơ thể như yến mạch, gạo lứt, cá, thịt trắng…
4.2. Thực phẩm có tính axit trung bình
Hầu như những thực phẩm chúng ta quen thuộc, tiêu thụ hằng ngày đều mang axit ở mức trung bình, với pH vào khoảng từ 5.0 đến 6.5. Khi ăn nhiều những thực phẩm này cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thừa axit, dẫn đến các triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, ợ nóng, loét dạ dày, trào ngược axit…
Một số thực phẩm có tính axit vừa phải: trái cây, bơ thực vật, lúa mì, sốt cà chua, sữa đậu nành… v.v
Ăn quá nhiều thực phẩm này thường có nguy cơ bị đầy bụng
Nên bổ sung các thực phẩm có tính kiềm nhẹ như: nho, chuối, các loại quả mọng nước như dâu tây, dâu tằm v.v… để trung hòa lượng axit này.
4.3. Thực phẩm có tính axit cao
Cân nhắc việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu tính axit
Dư thừa axit quá nhiều sẽ gây rối loại tiêu hóa, đau dạ dày, loét dạ dày, theo thời gian dài sẽ gây ra ung thư dạ dày. Chưa kể đến lượng axit dư thừa quá cao sẽ ảnh hưởng đến gan, thận, máu, tim v.v…
Những thực phẩm có tính axit cao cần hạn chế, được khuyến cáo nên tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Nhưng vẻ ngoài bắt mắt, hương vị thơm ngon nên chúng luôn được lòng chúng ta nhiều hơn.
Danh sách món ăn chứa nhiều axit: hải sản, sữa phô mai, bánh ngọt, nước ngọt, thức ăn nhanh, thịt đỏ, rượu bia, cafe… Lượng axit của nhưng món ăn này có pH thấp hơn 5.0 (mức axit rất cao) không nên tiêu thụ nhiều.
5. Cân bằng thực phẩm axit và kiềm – Việc không dễ như tưởng tượng!
Như vậy, chúng ta đã biết cách cân bằng pH trong cơ thể bằng các thực phẩm có tính axit và tính kiềm. Tuy nhiên việc duy trì thói quen này cần phải thường xuyên và liên tục bắt buộc tốn nhiều công sức và thời gian.
Bên cạnh đó, ngày nay khi cuộc sống bận rộn, dù biết là không tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người vẫn chọn các loại thực phẩm có tính axit cao như thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh…
Nếu việc bổ sung lượng kiềm cần thiết để cân bằng pH cơ thể chỉ đơn giản như việc uống nước thì sao? Có phải rất dễ dàng cho chúng ta hơn không? Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Canada, Đức, Hàn Quốc… người ta chọn nước ion kiềm để đơn giản hóa việc này, vừa chăm sóc sức khỏe vừa đáp ứng yêu cầu công việc.
Uống nước ion kiềm mỗi ngày được xem là bí quyết sống trường thọ và khỏe mạnh người Nhật Bản từ hơn 50 năm qua
Nước ion kiềm cung cấp lượng kiềm tự nhiên cho cơ thể, giúp trung hòa lại axit dư thừa. Nước rất cần cho cơ thể khỏe mạnh, cơ chế thẩm thấu nhanh, lành tính, không chứa tạp chất có hại là những đặc tính vượt trội của nước ion kiềm. Ngoài ra còn có các mức kiềm khác nhau để đáp ứng như cầu khác nhau của cơ thể.
Bạn có thể tìm hiểu thêm vể nước ion kiềm là gì trong chuỗi video trong fanpage của izuro