ĐỘ PH LÀ GÌ? TÁC DỤNG, CÔNG THỨC VÀ CÁCH CÂN BẰNG ĐỘ PH

Thỉnh thoảng, chúng ta vẫn hay nghe đến cụm từ độ pH hay thang đo pH khi muốn xác định tính Axit hay tính Bazơ của một dung dịch nào đó. Vậy độ pH là gì? Và để khỏe mạnh thì trong cơ thể con người độ pH nên duy trì ở mức bao nhiêu?

1. PH VÀ ĐỘ PH LÀ GÌ? CÔNG THỨC TÍNH ĐỘ PH

Thang đo độ pH

Hình ảnh thang đo độ pH

pH là chỉ số đo hoạt động của các iON hydro (H+) có trong dung dịch. Nếu hàm lượng iON H+ trong dung dịch nhiều và hoạt động mạnh thì dung dịch đó mang tính Axit, ngược lại nếu lượng iON H+ thấp thì dung dịch đó có tính Bazơ. Trường hợp lượng hydro (H+) cân bằng với lượng hydroxit (OH-) thì dung dịch đó trung tính, độ pH khi đó xấp xỉ 7.

pH là từ viết tắt của các thuật ngữ: pondus hydrogenii (độ hoạt động của hydro) trong tiếng Latin hoặc “pouvoir hydrogène” thuật ngữ tiếng Pháp. Còn trong tiếng Anh, pH có thể là từ viết tắt của “power of hydrogen”, “hydrogen power”, hoặc “potential of hydrogen”, các thuật ngữ này về mặt kỹ thuật đều đúng cả.

Vậy độ pH là gì? Độ pH là chỉ số chuyên dùng để xác định tính Axit hay Bazơ của nước hoặc một dung dịch nào đó.

Xem thêm: Cách phân biệt tính Asxit và tính kiềm

Chỉ số thang đo pH nằm trong khoảng 0 – 14, nếu dung dịch đó có tính Axit thì độ pH nằm trong khoảng 0 < pH < 7, ngược lại dung dịch có tính Bazơ thì độ pH sẽ nằm trong khoảng 7 < pH < 14.

Công thức toán học của cách tính độ pH: pH = -log[H+]

Chỉ số pH của nước được xác định bằng logarit cơ số 10 nồng độ iON H+ theo công thức sau: pH = – lg 10 (H+)

Log10 là biểu thị logarit cơ số 10, vì thế pH được định nghĩa là thang đo logarit của tính Axit, cụ thể như pH=8.2 thì sẽ có độ hoạt động của H+ (nồng độ) là 10−8.2 mol/L hay khoảng 6,31 x 10−9 mol/L, một dung dịch có hoạt động của H+ là 4,5 x 10−4 mol/L sẽ có giá trị pH là −log10(4,5 x 10−4) tức là khoảng 3.35.

Mỗi môi trường có một nồng độ pH nhất định và trong cơ thể người cũng vậy.

2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỘ PH DÙNG ĐỂ LÀM GÌ?

Thang đo độ pH

Độ pH giúp xác định tính chất của dung dịch

Độ pH thường được dùng để nhằm phân biệt các loại dung dịch hoặc đặc tính của từng loại dung dịch đó.

Theo những quy ước hiện hành thì độ pH của nước lọc trung tính sẽ ở chính giữa thang đo với chỉ số pH = 7. Đối với những dung dịch có độ pH > 7 thì đó là những dung dịch có tính kiềm (Bazơ), còn đối với những dung dịch có độ pH < 7 thì đó là những dung dịch có tính Axit, giá trị độ pH = 0 cho thấy đó là dung dịch có tính Axit cao nhất.

Giá trị chỉ số Power of hydrogen biểu thị cho tỷ lệ H+ (iON Hidronium) đến OH- (iON Hydroxit). Vì lẽ đó, nếu tỷ lệ H+ lớn hơn OH- thì đó là dung dịch mang tính Axit, ngược lại nếu tỷ lệ OH- lớn hơn H+ thì đó là dung dịch mang tính Kiềm (Bazơ).

3. NHỮNG CÁCH GIÚP XÁC ĐỊNH ĐỘ PH

3.1. Sử dụng giấy quỳ tím

Đo độ pH bằng giấy quỳ tím

Dùng giấy quỳ tím để đo độ pH

Việc dùng giấy quỳ tím nhằm mục đích xác định được dung dịch đó thuộc tính chất nào. Nếu giấy quỳ tím từ màu tím ban đầu chuyển dần sang màu đỏ thì dung dịch đó có tính Axit, ngược lại nếu giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh thì dung dịch đó có tính Kiềm.

Ưu điểm:

  • Sử dụng giấy quỳ tím là phương pháp đơn giản nhất với chi phí thấp nhất để xác định tính chất của dung dịch và thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm, trường học,…
  • Cho ra kết quả nhanh chóng, có thể dễ dàng xác định được độ pH mà không cần đến nhiều kiến thức chuyên ngành.

Khuyết điểm:

  • Không biết được chính xác chỉ số power of hydrogen cụ thể của dung dịch là bao nhiêu mà chỉ xác định được chỉ số này ở vào khoảng nào dựa vào màu sắc dung dịch, bên cạnh đó quỳ tím cũng có thể xác định được dung dịch thuộc tính chất Axit, trung tính hay Kiềm.

3.2. Sử dụng bút đo pH

Bút đo pH

Bút đo pH

Đây là phương pháp đang dần được sử dụng rộng rãi để đo độ pH của dung dịch. Về loại bút đo hiện nay trên thị trường có 2 loại chính gồm:

  • Bút đo pH nước: Đây là loại bút chuyên dùng để đo độ pH của dung dịch, bằng việc nhúng đầu bút vào trong dung dịch cần đo, sau một ít phút bút sẽ cho ra kết quả độ pH chính xác của dung dịch đó. Phương pháp này thường được sử dụng để đo độ kiềm trong dung dịch.
  • Bút đo pH đất: Là loại bút chuyên sử dụng để đo độ pH của các loại đất khác nhau. Việc sử dụng bút đo pH đất giúp xác định được chính xác loại đất, từ đó có thể đưa ra quyết định nên trồng loại cây nào cho phù hợp với loại đất đó.

Ưu điểm:

  • Thiết bị nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển đến bất kỳ đâu.
  • Dễ dàng bảo quản cũng như khả năng kiểm tra chỉ số nhanh chóng.

Khuyết điểm:

  • Chỉ số đo độ Power of hydrogen không được tuyệt đối như dòng máy đo để bàn.

3.3. Sử dụng máy đo độ pH để bàn

Máy đo pH để bàn

Máy đo độ pH để bàn

Là phương pháp đo độ pH được xem là chính xác nhất hiện nay, với máy đo để bàn sẽ cho ra kết quả kết quả lên đến 2 số thập phân so với chỉ 1 số thập phân như các thiết bị đo thông thường

Ưu điểm:

  • Khả năng đo chính xác độ pH của tất cả các loại dung dịch.
  • Vận hành tự động, có thể hiển thị kết quả ra màn hình và khả năng lưu trữ kết quả trên máy tính.

Khuyết điểm:

  • Có giá thành cao

3.4. Sử dụng bộ test pH Sera

Bộ test pH Sera

Bộ test pH Sera

Là bộ test pH đến từ thương hiệu nước Đức, đây là thương hiệu chuyên sản xuất các thiết bị kiểm tra nước như các chỉ số NO2, NO3, độ pH,…

Một bộ đo độ pH của Sera bao gồm:

  • 1 chai thuốc thử
  • 1 bảng màu để so sánh nồng độ pH
  • 1 ống nghiệm dùng để test nước

Ưu điểm:

  • Khả năng kiểm tra nhanh độ pH của các môi trường nuôi thủy sản như nuôi tôm, nuôi cá và các thực vật thủy sinh.
  • Giá thành bộ test Sera khá rẻ đi kèm với công năng sử dụng có thể lên đến 100 lần test.

Khuyết điểm:

  • Chỉ dùng để kiểm tra độ pH của các môi trường nuôi thủy sản và không có khả năng kiểm tra được ở các môi trường, dung dịch khác.

4. CÁCH BẢO QUẢN CÁC DỤNG CỤ ĐO ĐỘ PH

Bảo quản giấy quỳ tím

Bỏ các dụng cụ đo vào trong hộp kín bao đầu giúp bảo quản hiệu quả

Đối với các loại giấy thử, bạn nên bảo quản chúng trong các hộp đựng ban đầu lúc mua hoặc trong các hộp kín khác. Không nên để chúng tiếp xúc với độ ẩm hoặc những nơi có nhiệt độ khắc nghiệt.

Bạn cần chú ý đến hạn sử dụng mỗi khi đưa sản phẩm ra dùng và nếu có hướng dẫn bảo quản thì bạn nên tuân thủ tất cả các hướng dẫn từ nhà sản xuất nhé!

Trước khi lấy ra sử dụng để đo chỉ số pH của dung dịch, bạn hãy đo thử ở một dung dịch bất kỳ biết trước ví dụ như nước lọc trung tính để xem hiệu quả đo lường của sản phẩm có chính xác không, nếu đúng thì bạn hãy sử dụng để đo dung dịch chính cần đo, ngược lại nếu không chính xác thì bạn có thể cân nhắc để mua thiết bị đo mới.

Để bảo quản nhằm sử dụng lâu dài các thiết bị đo độ pH cầm tay, bạn nên tháo pin nhằm giảm thiểu các nguy cơ ăn mòn, rò rỉ, cháy nổ hoặc hư hỏng thiết bị. Một lưu ý nữa khi bảo quản các thiết bị đo cầm tay là bạn không nên để chúng ở nơi có nhiệt độ khắc nghiệt hoặc những nơi ẩm ướt.

5. MỘT SỐ CÔNG DỤNG CỦA ĐỘ PH TRONG ĐỜI SỐNG

Kiểm tra độ pH nước tiểu

Đo độ pH nước tiểu

Có khi nào trong cuộc sống bạn có đưa ra những thắc mắc như: “Chỉ số pH của thực phẩm mình sử dụng hàng ngày là bao nhiêu? Liệu nó có phù hợp đối với sức khỏe hay không? Hay như loại nước mình đang uống có tính Axit, trung tính hay tính kiềm?”

Dưới đây là một vài ví dụ khi xác định được chính xác độ pH vào trong đời sống sẽ giúp mang lại những công dụng gì cho chúng ta:

  • Những loại thịt tươi sống thường có độ pH giao động trong khoảng từ 5.5 – 6.2, nếu loại thịt chúng ta mua có độ pH < 5.3 thì khả năng cao loại thịt đó đã bị thiu, từ đó chúng ta không nên tiếp tục mua hoặc sử dụng.
  • Da và tóc của chúng ta thường có chỉ số pH giao động vào khoảng 5.5, vì vậy nếu bạn muốn có một làn da và tóc khỏe mạnh thì hãy chọn các loại mỹ phẩm có độ pH < 7, hoặc chúng ta có thể sử dụng nước iON Axit có độ pH 5.5 để xịt lên da nhằm cấp ẩm cho làn da thêm khỏe mạnh.
  • Một trong những yếu tố giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể đó là dựa vào nồng độ pH có trong máu.

6. TRONG CƠ THỂ, ĐỘ PH ĐẠT MỨC BAO NHIÊU LÀ TỐT?

Cơ thể con người từ lúc mới sinh đã mang tính kiềm với độ pH từ 7.3 – 7.4, đây là chỉ số tốt nhất giúp cơ thể con người có thể hoạt động một cách khỏe mạnh bình thường, vì vậy hãy tích cực ăn các loại thực phẩm có tính kiềm thay vì Axit.

Độ pH phản ánh sức khỏe

Độ pH giúp phản ánh sức khỏe của cơ thể

Hiện nay, do chế độ ăn uống không khoa học đi kèm với ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn,… nên cơ thể chúng ta dần mất đi tính kiềm tự nhiên vốn có mà sẽ chuyển sang tính Axit. Lượng Axit dư thừa trong cơ thể là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư, các bệnh liên quan đến dạ dày, đường ruột,…

Bác sĩ Otto Warburg (Đức), người đạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1931, đã có phát biểu về nguồn gốc của bệnh ung thư như sau: “Các tế bào ung thư có tính Axit, trong khi các tế bào khỏe mạnh mang tính kiềm.”

Xem thêm: Nhận biết những dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị dư thừa Axit

Bác sĩ Otto Warburg (Đức) người phát biểu về độ ph và bệnh ung thư

Nghiên cứu của nhà khoa học người Đức cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa tế bào khỏe mạnh và tính kiềm

Tiến sĩ, bác sĩ y khoa Arthur C. Guyton (Mỹ) cũng nói trong quyển sách giáo khoa “Sinh lý học Y khoa”: “Bước đầu tiên trong việc duy trì sức khỏe là kiềm hóa cơ thể”.

7. VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ CƠ THỂ CÂN BẰNG ĐỘ PH?

Để cơ thể thể trở về tính kiềm tự nhiên, có một số cách được các bác sĩ Nhật Bản khuyên nên thực hiện thường xuyên.

7.1. Ăn nhiều rau, củ, quả xanh

rau xanh có nhiều kiềm tự nhiên giúp cân bằng pH trong cơ thể

Các loại họ cải là thực phẩm giàu tính kiềm tự nhiên tốt cho sức khỏe cần được bổ sung trong thực đơn hằng ngày

Vì sao các chuyên gia y tế khuyên chúng ta nên ăn nhiều rau củ quả, bởi tự thân những loại thực phẩm này đã mang sẵn tính kiềm, ăn nhiều rau xanh sẽ giúp trung hòa lượng Axit dư thừa trong cơ thể cùng với việc bổ sung nhiều Vitamin cần thiết để cơ thể khỏe mạnh. Một số loại thực phẩm giàu tính kiềm mà bạn có thể dễ dàng tìm được như:

Cải bó xôi (rau chân vịt, rau bina): Trong thành phần của cải bó xôi có rất nhiều chất diệp lục giúp kiềm hóa cơ thể một cách hiệu quả.

Ớt chuông: Là loại thực phẩm có tính kiềm rất cao, thường xuyên ăn ớt chuông sẽ giúp kiềm hóa cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư…

Cần tây: tính kiềm trong cần tây cũng dồi dào không kém các loại rau củ trên, trong cần tây còn có chất phtalic và chất coumarin nhằm giúp giảm nguy cơ mắc ung thư và giảm hàm lượng Cholesterol xấu trong cơ thể.

Bơ: Là loại trái cây vừa dễ ăn lại mang tính kiềm mạnh giúp trung hòa Axit có trong dạ dày. Ăn bơ còn giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm khác.

Xem thêm:

10+ loại thực phẩm giàu tính kiềm tốt cho sức khỏe

Danh sách thực phẩm có tính Axit và tính kiềm

7.2. Suy nghĩ tích cực và lạc quan

Hình ảnh cô gái lạc quan vui cười

Lạc quan giúp cơ thể giữ được tính kiềm từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh

Khi suy nghĩ tiêu cực, lo lắng hoặc stress, cơ thể cũng tự tiết ra Axit có hại cho sức khỏe, chính vì vậy để giữ được tính kiềm trong cơ thể nhằm giúp cơ thể khỏe mạnh, ngoài chế độ ăn uống khoa học, mỗi người cũng nên duy trì lối suy nghĩ tích cực, lạc quan và yêu đời.

Ngoài ra, theo các nghiên cứu, suy nghĩ lạc quan và cười nhiều sẽ giúp giảm căng thẳng, cải thiện và tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch chuyên săn lùng và tiêu diệt các tế bào ung bướu và tế bào nhiễm virus. 

7.3. Uống đủ nước tốt

Nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. Đối với cơ thể dư thừa Axit do nhiều nguyên nhân như ăn các thức ăn chứa nhiều Axit hoặc uống thức uống có tính Axit cao (rượu, bia, nước ngọt có gas…) thì việc uống nước lọc, nước sạch thôi chưa đủ mà nên là nước tốt cho sức khỏe, giàu tính kiềm để cân bằng lại tính Axit.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *